Không nhận diện được thuê bao. Thử lại hoặc Đăng nhập ngay.

Phụ nữ mang thai không được ăn quả vải đúng hay sai?

Ngày đăng: 11-06-2024 - Lượt xem: 1664

Vải là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích trong mùa hè vì có vị ngọt dịu, mọng nước. Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất.

Vào mùa, vải được bán ở khắp nơi từ chợ cóc đến trung tâm thương mại với giá thành hợp lý. Vải trở thành sự lựa chọn hoàn hảo của các bà nội trợ trong mùa hè. 

Một vấn đề luôn được tranh cãi nảy lửa và truyền tai nhau từ mẹ bầu này sang mẹ bầu kia là 'mang thai không nên ăn vải nếu không sẽ sảy thai'. Lời truyền tai đó khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, có người thèm và không dám ăn

Nhưng có phải ai cũng nên ăn vải, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, ăn vải có ảnh hưởng đến sức khỏe không vẫn là câu hỏi được chia sẻ trên nhiều diễn đàn, hội nhóm dành cho mẹ và bé.

1. Thèm mà không dám ăn vì...sợ

Hiện đang mang thai tháng thứ 3, vốn là người thích ăn vải, bước chân ra đường ra chợ những ngày này chị K.M.A (Sơn Tây-Hà Nội) luôn phải "chiến đấu" tâm lý rất căng thẳng. Vải thì ngon, mình thì thích ăn nhưng mẹ chồng lại nói phụ nữ mang thai không nên ăn vải vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, chị M.A nói. Không biết rõ lời khuyên có đúng hay không nhưng chị cũng đành chia tay món "khoái khẩu",

Đọc những thông tin trên một diễn đàn dành cho phụ nữ mang thai cũng khiến cho chị Đ.H.Y ở Tây Hồ (Hà Nội) cảm thấy hoang mang. Đa số lời khuyên ở diễn đàn này là phụ nữ mang thai là không nên ăn vải vì có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, khi mang thai nếu ăn vải có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt hoặc có thể gây sảy thai.

Nhiều người đồng thuận, nhưng cũng không ít mẹ bầu chia sẻ rằng, bản thân vẫn ăn vải như bình thường hoặc chỉ là giảm lượng đi chứ không kiêng hoàn toàn, bởi nhiều người quen của họ cũng đã ăn vải trong thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai có nên ăn vải? - Ảnh 2.

Vải là loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng.

Giải mã lời đồn 'mang thai thì không được ăn vải'

BS. Bùi Thị Phương, chuyên khoa Sản, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, vải là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị đặc trưng, vị ngọt dễ chịu có thể khiến một số bà bầu thèm ăn vải trong thai kỳ. Tuy nhiên, quả vải rất giàu đường, có thể bổ sung thêm calo vào tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể. Hơn nữa, nó có thể gây ra tăng đột biến glucose nếu tiêu thụ quá mức. Do đó, biết được một người nên ăn bao nhiêu quả vải trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng để đạt được đầy đủ lợi ích của nó.

Cũng theo BS. Phương ăn nhiều vải trong thời tiết nắng nóng của sẽ gây nóng trong vì vải thiều quá ngọt, chứa nhiều đường. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện. Bên cạnh đó có thể làm phát sinh một số tình trạng như đau họng, chảy máu mũi, loét miệng…

"Nếu ăn quá nhiều vải, lượng đường dư thừa trong trái cây sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu thai phụ đã mắc phải bệnh này", BS Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, BS Phương cũng khuyến cáo, ăn quá nhiều vải có thể làm giảm huyết áp đến mức nguy hiểm, gây ra các tình trạng như mờ mắt, chóng mặt, lạnh, buồn nôn, thở nông và cực kỳ mệt mỏi. 

Ăn vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi chúng tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) và NSAID (naproxen hoặc ibuprofen).

Những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận những quả vải chất lượng, bảo quản đúng cách và lưu ý chỉ ăn một lượng quả vải hợp lý.

Phụ nữ mang thai có nên ăn vải? - Ảnh 4.

Nên chọn nước ép vải tươi thay cho nước ép vải đóng hộp.

Từ những tác dụng phụ có thể gặp khi ăn vải, BS. Bùi Thị Phương cũng đưa ra khuyến cáo, những mẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn vải cùng nhiều loại trái cây khác. Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải tương đương với 7-10 trái vải, chia thành nhiều bữa trong ngày. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ, không nên ăn khi đối vì có thể gây hiện tượng "say" hay ngộ độc vải.

Những mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì tốt nhất không nên ăn vải. Vì vải chứa một hàm lượng đường cao, nên khi ăn nhiều gan sẽ không thể chuyển hóa hết được fructose, lúc đó lượng đường trong máu tăng cao bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thay vì việc ăn vải, có thể sử dụng nước ép vải khi mang thai, tuy nhiên hãy chọn nước ép vải tươi thay vì nước ép đóng hộp để tránh dư thừa đường.

Có nhiều cách khác nhau để đưa quả vải vào chế độ ăn uống như ăn vải tươi, làm sinh tố hoặc thêm nó vào các món tráng miệng khác với trái cây. Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc kích ứng sau khi ăn vải.

3. Thành phần dinh dưỡng của quả vải

 

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g vải là:

  • Năng lượng: 66 kcal
  • Đường: 15,2g
  • Nước: 82%
  • Chất xơ: 1.3g
  • Chất béo: 0.4g
  • Chất đạm: 0.8 g
  • Vitamin C: 72 mg

Phần lớn năng lượng từ trong quả vải có nguồn gốc từ đường, chúng cũng giúp quả vải có vị ngọt. Tuy nhiên vải lại chứa tương đối ít chất xơ.

Quả vải lại chứa một lượng vitamin và khoáng chất lớn, nhất là vitamin C. Một quả vải cung cấp khoảng 8% vitamin C và tương đối nhiều đồng, kali.

Giống như các loại trái cây khác, vải cũng là nguồn chứa nhiều chất chống ôy hóa thực vật. Thực tế, vải còn có hàm lượng cao chất chống ôxy hóa polyphenol so với một số loại trái cây thông thường khác.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Back To Top