Không nhận diện được thuê bao. Thử lại hoặc Đăng nhập ngay.

Nhận biết sản phẩm hữu cơ qua logo

Lượt xem: 15557

Có rất nhiều tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ được công nhận ở quy mô quốc tế. Tại mỗi nước cũng có những chứng nhận ở quy mô nội địa mà người tiêu dùng cần tham khảo trước khi mua hàng.

Nếu một sản phẩm có một trong những chứng nhận hữu cơ (certificated organic) thì được coi là sản phẩm hữu cơ. Các sản phẩm tuyên bố là hữu cơ mà KHÔNG có logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm thì KHÔNG được coi là sản phẩm hữu cơ (organic), trừ phi MỌI thành phần trong sản phẩm (100%) được làm từ các thành phần chứng nhận hữu cơ (làm nó mặc nhiên trở thành hữu cơ)

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ, Ủy ban Hữu cơ quốc gia – USDA (Mỹ) ban hành năm 2005: chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự.

 

Các chứng nhận sản phẩm hữu cơ tiêu biểu - Ảnh 1

QAI – Qualty Asurance International (Mỹ): Là cơ quan chứng nhận hữu cơ được cấp phép của USDA, được cấp chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn do tổ chức USDA ban hành. Sản phẩm có logo USDA và QAI đều đảm bảo rằng chúng được chứng nhận hữu cơ, phù hợp tiêu chi nghiêm ngặt được đặt ra theo quy định của USDA.

 

Chức nhận hữu cơ của chính phủ Úc (ACO) Các sản phẩm được chứng nhận Australian Certified Organic chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản / phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại.

 

 

NSF (Mỹ - 2009) NSF là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Mỹ xuất hiện sau USDA dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 790% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là

http://www.oasisseal.org/img/organic_seal.jpg

OASIS (Mỹ 2008) Osasis được xây dựng bảo rất nhiều các nhà sản xuất mỹ phẩm và cạnh tranh với tiêu chuẩn NFS. OASIS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 85% thành phần nông nghiệp mới được gọi là hữu cơ. Và OASIS lại cho phép sử dụng danh mục các chất bảo quản rộng hơn so với NSF và danh mục các hóa chất dùng trong sản xuất giống với NSF. Chứng nhận OASIS cũng được sửa dụng cho các thực phẩm hữu cơ và hàng tiêu dùng hữu cơ.

 

 

Natrue (EU - 2008) Natrue là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức, chuyên chứng nhận cho mỹ phẩm hữu cơ. Natrue tạo ra hệ thống triêu chuẩn 3 sao để phân biệt với và với Natrue Organic Cosmetic yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% các thành phần nông nghiệp nuôi hữu cơ thì được chứng nhận là . Natrue Organic Cosmetic with Organic Portion yêu cầu sản phẩm phải chứa 70% thành phần từ nông nghiệp nuôi hữu cơ và các thành phần còn lại phải là tự nhiên.

 

 

Soil Association (Anh -2002) Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là "made with organic X" (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ.

 

Kết quả hình ảnh

 

Cosmebio (Pháp - 2002) Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.

Kết quả hình ảnh cho Organic Food Chain

 

Organic Food Chain OFC là chứng nhận hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch National Standard for Organic and Bio-Dynamic Produce , đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về sản phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Sản phẩm được dán nhãn Organichoặc Bio-Dynamic phải đáp ứng tiêu chí: ít nhất 95% các thành phần bên trong là hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học sạch và các thành phần còn lại có nguồn gốc từ thực vật theo tiêu chuẩn.

AUS-QUAL được chứng nhận bởi Bộ Nông Nghiệp Úc nhằm kiểm tra việc thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về Sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch, Úc (95% thành phần được chứng nhận hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch). Khi được chứng nhận này, các sản phẩm sẽ có cơ hội xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới. AUS-QUAL kiểm tra và chứng nhận việc tiến hành hữu cơ thay mặt Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA, chương trình hữu cơ quốc gia NOP, mục 205 Quy định số 7 của Chương trình quốc gia.

Bio-Dynamic Research Institute (BDRI ) Viện nghiên cứu Sinh học sạch, Úc (1957). Các sản phẩm đáp ứng chính xác Các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về Sản xuất Hữu cơ và Nông nghiệp sinh học sạch, trong đó 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch thời đáp ứng các tiêu chuẩn của Australian DEMETER Bio-Dynamic Standard sẽ được dùng dấu chứng nhận danh giá của DEMETER.

(Nguồn: Tạp chí Phụ nữ Mới)
Back To Top